Xử lý âm thanh trên vi tính (phần 1)

Viết bởi Đức Hanavan vào
Xử lý âm thanh trên vi tính

Kỹ thuật điện tử đã chắp cánh cho âm nhạc bay rất cao và rất xa. Chúng ta bây giờ có thể nghe được những âm thanh tổng hợp (synthesized sounds) mà cách đây 50 năm không tồn tại. Một bài hát với ca sĩ và dàn nhạc đệm có thể được phát thanh toàn cầu trong vòng vài giờ ngay sau khi được sáng tác, điều mà trước đây là có lẽ chỉ là chuyện trong mơ của các nhạc sĩ!


Xử lý âm thanh trên vi tính

Các thông số của EQ gồm có:

  • – Frequency Gain: để tăng hoặc giảm âm lượng của tần số.
  • – Frequencies: các tần số
  • – Q (Bandwidth): bề rộng của tần số
  • – Output Gain (Trim): âm lượng tổng hợp của EQ.
Khi sử dụng FX plugin (công cụ hiệu quả bổ trợ), các bạn sẽ thấy có thêm 2 thông số:
  • – Dry: âm lượng gốc của audio track
  • – Wet: âm lượng của FX

Các bạn có thể pha trộn giữa Dry và Wet để tạo ra hiệu quả nhiều hoặc ít cho audio track nếu FX plugin này được sử dụng riêng cho audio track. Còn nếu bạn dùng FX plugin chung cho các audio tracks (qua cổng FX channel, Aux, hoặc Bus) thì các bạn cài Dry = 0 và chỉ chỉnh âm lượng Wet cho phù hợp.

Tác Dụng Của Pan

Sử dụng PAN để sắp xếp vị trí cho các nhạc cụ và giọng hát y như khán giả nhìn thấy diễn viên và nhạc công trên sân khấu và để tạo hiệu quả chiều rộng (width) – các loại nhạc cụ được phân bố từ loa trái qua loa phải và hiệu quả chiều sâu (depth).

Thông thường, trống, bass và giọng hát chánh được bố trí ở giữa 2 loa còn các nhạc cụ khác thì tùy tai nghe của người mix. Riêng đối với nhạc acoustic jazz thì trống và bass được bố trí chệch nhau và không ở giữa – trống sẽ nằm chệch về phía trái và bass chệch về phía phải (có lẽ từ thực tế trên sân khấu người chơi contrabass đứng chệch phía bên phải sân khấu còn người đánh trống thì chệch bên trái?).

Có 2 quan điểm PAN âm thanh:

1. Pan âm thanh cân nhau phải trái.

2. Pan âm thanh không cân nhau.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các chuyên viên mix thì:

– Các nhạc cụ cùng bản chất âm thanh (âm sắc) như piano và guitar, saxophone và trumpet không nên bố trí cạnh nhau vì nhạc cụ có âm lượng lớn hơn sẽ “che” mất nhạc cụ có âm lượng nhỏ hơn (được gọi là “masking”).

– Lưu ý hiệu quả triệt tiêu nhau: khi 2 audio tracks được bố trí đối xứng nhau có cùng bước sóng âm thanh như nhau và chẳng may trùng nhau sẽ triệt tiêu nhau. Để sửa lỗi này, các bạn chỉ cần làm lệch thời gian của audio track này so với audio track kia – tức là chỉnh cho audio track này trể hơn hoặc sớm hơn vài mili–giây so với audio track kia.

Hiệu quả triệt tiêu này cũng thường xảy ra khi các bạn làm nhạc MIDI và quantize (điều chỉnh tín hiệu nốt vào đúng phách nhịp). Ngay đúng phách, có thể có nhiều âm cùng vang lên một lúc (thường gặp đối với trống kick và bass) và do đó sẽ triệt tiêu âm lượng lẫn nhau nếu có cùng bước sóng. Để hóa giải trường hợp này, chỉ cần làm lệch thời gian các tracks với nhau vài mili-giây như nêu trên.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới